Chiến Lược Phát Triển Website
Chiến lược phát triển website là điều rất quan trọng, nhất là đối với các doanh nghiệp. Tùy vào đặc thù của lĩnh vực kinh doanh và cách thức quản lý mà mỗi doanh nghiệp sẽ có một chiến lược phát triển website riêng cho mình.
Mục đích của chiến lược phát triển website?
Nếu bạn có một chiến lược phát triển website tốt thì đứa con của chúng ta sẽ có được một tầm ảnh hưởng mạnh mẽ và lâu dài. Muốn có được điều đó thì chúng ta phải có được sự hợp lý và cân bằng của nhiều yếu tố. Bạn nên chọn lọc thêm cái gì và bỏ bớt những cái gì, nghĩa là bạn nên biết mình nên ưu tiên cho những vấn đề gì và hạn chế các lỗi nào để trang web của mình ngày càng thu hút hơn.
Cấu trúc xây dựng chiến lược phát triển website tốt nhất
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua cấu trúc của nó dựa vào mô hình NETSA phát thảo, bạn có thể xây dựng một chiến lược cơ bản cho mình:
1. Nội dung (Content)
Trước khi bạn thành lập một website bạn có thể soạn thảo cho mình cách nội dung thật hay liên quan đến ngành nghề dịch vụ cái giá trị mà bạn đang muốn nói đến. Nó thể hiện cái nội dung cốt lõi mà bạn muốn khách hàng hiểu rõ hơn về công ty bạn. Bạn có tạo ra một website nó đẹp đến đâu, khi nhìn thoáng qua có vẻ rất thu hút nhưng khi người dùng ghé thăm, bỏ thời gian vào trang của chúng ta nhưng không tìm được bất cứ điều gì họ cần thì liệu chúng ta có giữ chân được họ hay không? Nội dung của một trang web là một phần rất quan trọng trong chiến lược phát triển website. Chỉ khi nào chúng ta đáp ứng được yêu cầu người dùng, cung cấp các thông tin thật sự bổ ích khi ấy khách hàng sẽ không bao giờ rời bỏ chúng ta.
2. Giao diện
Nếu như chúng ta đã có được phần nội dung hoàn hảo nhưng cách thể của chúng ta lại quá phức tạp, người dùng phải mất rất lâu mới tìm kiếm được những thông tin họ mong muốn thì việc họ tìm đến các website khác cũng sẽ là điều dễ hiểu. Bạn cần làm sao để các thông tin của chúng ta được thể hiện một cách trực quan, dễ tiếp cận, ít nhất cũng phải thân thiện và hấp dẫn người dùng.
3. SEO (Search Engine Optimization)
Sau hai bước trên, nghĩa là sau khi có được một nền tảng nội dung tốt và giao diện thân thiện thì điều tiếp theo mà chúng ta nên quan tâm đó là làm sao để nhiều người biết đến ngôi nhà của mình. Dịch vụ seo sẽ giúp chúng ta có được điều đó. Khi SEO tốt các bạn sẽ có được một nguồn traffic dồi dào, đây là con đường khá tốt và ổn định để người dùng biết và tìm đến chúng ta.
Mọi người thường ngần ngại khi phải bỏ ra chi phí để quảng bá thương hiệu của mình, thay vào đó họ sẽ tìm các thủ thuật để đưa website của chúng ta đến gần với người dùng. Nhưng chúng ta đã quên rằng ngày nay các công cụ tìm kiếm đã tích hợp các thuật toán để phân tích và hạn chế các thủ thuật đó của chúng ta. Việc sử dụng dịch vụ SEO là cần thiết để có được hiệu quả cao với chi phí hấp dẫn và được các công cụ tìm kiếm thừa nhận.
Hãy nhớ rằng thực hiện tốt hai bước trên trước khi thực hiện bước này nhé. Nó cũng giống như việc bạn tạo nền móng cho một ngôi nhà tiếp theo xây dựng nó và sau cùng mới trang trí cho nó vậy. Đảo lộn thứ tự mọi thứ ta sẽ không có được hiệu quả cao.
4. Social Media
Social Media được xem là môi trường truyền thông mới dựa trên nền tảng các dịch vụ web 2.0 (Blog, News/PR, Video, Social Network…) và quá trình truyền thông này bao gồm các đặc điểm nổi bật sau:
– Social Media được xây dựng dựa trên nền tảng sự kết nối (Friends, Like, Share,..). Ở đó diễn ra một quá trình đối thoại từ nhiều phía, không phải độc thoại từ nhà sản xuất.
– Social Media là một quá trình truyền thông lan truyền (Viral, Copy và Phát tán), từ người này sang người khác có cùng nhóm sở thích. Hiệu quả chiến dịch được tích lũy theo thời gian (được lưu trên các web).
– Social Media hoạt động dựa trên ba yếu tố: sự tham gia, kết nối và mối liên hệ. Quan trọng hơn cả, nó là kênh truyền thông 2 chiều, có tính tương tác và chọn lọc rất cao.
Socaial Media giúp chúng ta tăng khả năng quảng bá website và đây là một phương pháp giúp chúng ta có được lượng traffic ổn định và lâu dài. Tuy nhiên nó cũng đòi hỏi chúng ta bỏ ra khá nhiều thời gian.