khuyến mãi vps

Content Delivery Network (CDN)

CDN là gì?

(CDN) Content Delivery Network = Mạng phân phối nội dung: Hệ thống các máy tính được kết nối với nhau qua Internet để truyền nội dung tới người sử dụng. Nghĩa là nó là một hệ thống máy chủ trên toàn cầu (số lượng tùy theo mỗi nhà cung cấp dịch vụ) làm nhiệm vụ lưu bản sao của các nội dung tĩnh bên trong website, sau đó phân tán nó ra nhiều máy chủ khác (được gọi là PoP Points of Presence) và từ các PoP đó nó sẽ gửi tới cho người dùng khi họ truy cập vào website.

CDN_landing

Một số hình thức CDN

Pull HTTP/Static

Kiểu này nghĩa là bạn khai báo tên miền của website cần sử dụng CDN hoặc IP của máy chủ. Sau đó các PoP CDN sẽ tự động truy cập tới website theo tên miền đó và tự lưu lại bản sao toàn bộ nội dung tĩnh bên trong website (các hình ảnh, tập tin CSS, tập tin Javascript, Flash, Video,….). Và sau đó bạn có thể truy cập một tập tin nào đó trên website với đường dẫn CDN mà họ cung cấp hoặc sử dụng một tên miền riêng cho CDN.

POST/PUSH/PUT/Storage CDN…

Cái này có thể được gọi với nhiều cái tên khác nhau. Nhưng nó có một điểm chung là thay vì các PoP CDN sẽ tự thu thập nội dung ở website thì bạn sẽ tải thẳng các nội dung cần phân phối qua CDN lên máy chủ của họ qua các giao thức phổ biến như FTP hoặc HTTP. Thường thì hiện nay họ hỗ trợ FTP là nhiều nhất.

Và với phương thức phân phối này, bạn sẽ có thể tiết kiệm được không gian lưu trữ trên máy chủ vì không có lưu gì ở đó cả.

Streaming CDN

Mặc dù các kiểu CDN ở trên đều có hỗ trợ tập tin video nhưng nó lại không hỗ trợ phát live trực tiếp video (streaming). Vì vậy phương thức này sẽ giúp CDN phân phối nội dung streaming từ máy chủ và sau đó nó phân phối lại cho người dùng xem để tiết kiệm băng thông từ máy chủ streaming gốc. Hoặc bạn có thể lựa chọn cách tải thẳng nội dung streaming lên máy chủ CDN giống như Push CDN.

Ưu điểm khi dùng CDN

Tiết kiệm băng thông cho máy chủ gốc

Băng thông từ mạng của máy chủ gốc chỉ tốn một lần xử lý đó là chấp nhận request từ các PoP CDN, sau đó các lượt truy cập từ người dùng sẽ chỉ truy cập vào nội dung trên CDN nên máy chủ gốc sẽ không tốn thêm. Chỉ khi nào bạn tiến hành xóa các bản lưu nội dung trên CDN thì các PoP CDN sẽ tiến hành lấy nội dung lần nữa thì mới tốn thêm.

Tăng tốc lượt truy cập

Do tính chất các PoP CDN trải dài trên khắp các châu lục nên nó sẽ giúp website bạn truy cập nhanh hơn đối với các người dùng ở xa máy chủ của website. Ví dụ netsa.vn đặt máy chủ ở Mỹ mà nếu truy cập trực tiếp để xem một hình ảnh 300KB ở Việt Nam sẽ mất khoảng 0.5 giây (500ms). Thế nhưng nếu thachpham.com dùng CDN cho các nội dung tĩnh đó có hỗ trợ PoP tại Việt Nam thì người dùng chỉ mất 0.01 giây (10ms) để xem một tập tin, thậm chí còn nhanh hơn thế.

Tương tự với các người dùng ở quốc gia khác, CDN của ban càng có nhiều PoP ở nhiều quốc gia khác nhau thì càng có lợi trong việc tăng tốc website toàn cầu.

Tiết kiệm dung lượng

Nếu bạn có sử dụng phương thức Push CDN thì sẽ tiết kiệm được dung lượng lưu trữ cho máy chủ vì mọi thứ đã được upload lên thẳng máy chủ CDN. Tuy nhiên để an toàn bạn nên lưu lại nội dung ở một nơi nào đó đề phòng dịch vụ CDN có vấn đề.

Tiết kiệm chi phí

Chi phí tiết kiệm ở đây là chi phí băng thông. Giả sử máy chủ hoặc gói host của bạn chỉ hỗ trợ một khoảng băng thông cho phép mỗi tháng nhất định thì khi hết bạn sẽ cần mua thêm hoặc nâng cấp băng thông. Các dịch vụ CDN hiện nay đa phần sẽ có giá thấp hơn so với giá băng thông. Vậy thì thay vì bạn mua thêm băng thông ở host thì hãy dùng CDN sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều.

Khi nào nên dùng CDN?

CDN có rất nhiều lợi ích khi sử dụng và nó là một trong những yêu cầu mà nhiều website phải sử dụng. Nhưng không phải website nào cũng cần thiết để sử dụng, mà CDN chỉ thật sự hữu ích khi:

  • Máy chủ của website đặt xa người dùng.
  • Lượt truy cập lớn tốn nhiều băng thông.
  • Có nhiều lượt truy cập trên nhiều quốc gia khác nhau.
  • Khi sử dụng kỹ thuật Load Balancing FailOver.

Khi nào chưa cần thiết khi dùng CDN?

Như mình đã nói ở trên, trong nhiều trường hợp bạn không cần thiết phải dùng CDN vì không những nó không giúp website nhanh hơn mà còn chậm hơn. Và một trong những lý do phổ biến nhất là máy chủ của website đặt ở gần người dùng. Ví dụ bạn có máy chủ tại Việt Nam và phục vụ người dùng tại Việt Nam, nhưng bạn sử dụng CDN mà nếu CDN đó không có PoP tại Việt Nam thì website bạn sẽ chậm hơn vì lúc đó người dùng của bạn sẽ truy cập ở các PoP khác xa hơn so với máy chủ gốc hiện tại nên thành ra chậm hơn.

Tương tự với dịch vụ proxy CDN như CloudFlare, website đặt ở máy chủ tại Việt Nam mà dùng nó thì người dùng ở Việt Nam sẽ vào chậm hơn so với bình thường.

Một số dịch vụ CDN phổ biến

  • Amazon CloudFront
  • MaxCDN
  • CDN77
  • Akamai CDN
  • CacheFly
  • CDN.Net
  • CDNSun (có hỗ trợ PoP tại Việt Nam)
  • KeyCDN
  • CDN.Com.Vn (chỉ có PoP tại Việt Nam)
  • EdgeCast
  • CDNlion
  • SoftLayer
  • WPPronto

NETSA chi tiết hơn các vấn đề CDN để bạn hiểu hơn và có lựa chọn hợp lý khi nào nên dùng CDN cho website và khi nào chưa cần dùng CDN cho website.

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ NETSA

Mã số thuế: 0313547048

Địa chỉ: 134/8 Đường Số 1, Phường 16, Quận Gò Vấp, Tp.HCM

Copyright © NETSA Corporation. All Rights Reserved.