Một website bị đưa vào blacklist khi những công ty lớn như Google, Bing, Safe Web, McAfee SiteAdvisor… tìm thấy dấu hiệu bất thường trên website và thường cho là chứa mã độc. Mã độc có rất nhiều dạng như: trojan horse, phising, thu thập email hoặc thu thập thông tin người dùng. Hầu hết các quản trị viên website đều không nhận biết được khi website của mình bị tin tặc xâm nhập và lợi dụng. Tuy nhiên, các công cụ tìm kiếm sẽ không công khai website nào bị liệt vào blacklist để cảnh báo cho người dùng khi truy cập vào website đó.
Một số dấu hiệu khi website bị Google đưa vào blacklist
- Website hoặc một số đường dẫn của website tự động chuyển hướng đến trang khiêu dâm, trang cho vay mượn hoặc một vài biến thể khác.
- Nhận được thông báo website của bạn có nguy cơ bị tấn công, xâm hại trên Goolge, Bing và nhiều công cụ tìm kiếm khác.
- Nhà quản lí hosting dừng hoạt động website của bạn hoặc thông báo chúng đã bị lây nhiễm mã độc.
- Bạn phát hiện một số hành vi bất thường trên website của mình.
- Bạn thấy các đường dẫn đến hoặc các giao diện giả mạo của các website ngân hàng , giao dịch thương mại… lạ trên máy chủ của mình (Ví dụ: Paypal, Vietcombank, Ebay…)
- Các chương trình diệt virus trên máy tính chặn website của bạn (ví dụ McAfee, AVG, Microsoft,…)
- Các quản trị webstie sẽ thấy xuất hiện các dấu hiệu khác lạ như tài khoản mới, người dùng mới trên website.
- Website bị các trình duyệt đưa đến trang cảnh báo lừa đảo.
Mỗi trình duyệt sẽ hiển thị một thông điệp khác nhau nhưng hầu hết đều gây chú ý đến người dùng khi truy cập vào website bị đánh là blacklist.
Trang đó được tạo ta bởi trình duyệt nhằm cảnh báo và yêu cầu người dùng không nên truy cập vào các website này. Một website chứa 100,000 lượt xem mỗi ngày có thể sụt giảm xuống còn 1,000 lượt xem khi bị cảnh báo như vậy.
Lượt xem: 1309